Kết quả tìm kiếm cho "chùa Tà Miệt"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 247
Trải qua bao thăng trầm, với sự quan tâm của chính quyền địa phương cùng khát vọng gìn giữ làng nghề truyền thống, các nghệ nhân làng nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer (ấp Sray Skoth, xã Văn Giáo, TX. Tịnh Biên) vẫn gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống…
Được xem là hình thức khai thác cá tự nhiên độc đáo và hiệu quả, dỡ chà là một trong những cách mưu sinh của nghề “bà cậu” cho đến bây giờ. Tuy nhiên, với sự “đổi tính, đổi nết” của con nước lũ, người theo nghề dỡ chà cũng đối mặt với tương lai bấp bênh.
Một sớm tinh mơ, bước chân ra khỏi cửa, nghe từng cơn gió lạnh, ta chợt nhận ra, gió bấc đã về.
Món cốm dẹp âm thầm tồn tại giữa dòng chảy thời gian như hàng trăm loại bánh dân gian khác. Muốn nếm hương vị cốm dẹp để ôn lại chút ký ức tuổi thơ, chỉ cần ra chợ mua là có. Nhưng để được xem cảnh giã cốm, làm cốm bên bếp lửa bập bùng, thì phải đợi đúng dịp lễ của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer.
Ngày 18/11, tại chùa Tà Miệt trên (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn), UBMTTQVN tỉnh tổ chức Lễ viếng nhà bia lưu niệm địa điểm ra mắt Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam tỉnh An Giang, nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống MTTQVN (18/11/1930 - 18/11/2024).
Bằng trí tuệ, tinh thần lao động bền bỉ, kiên gan nhưng đầy sáng tạo, ông cha ta đã tạo ra công trình kỳ vĩ trên vùng Tây Nam biên viễn vào đầu thế kỷ XIX. Kênh Vĩnh Tế đánh dấu thời kỳ phát triển mới cho công cuộc khai phá đất đai, lập nên đồn điền, làng xóm; như chiến hào khổng lồ bảo vệ, khẳng định chủ quyền quốc gia trên tuyến biên giới Tây Nam. Đúng như vua Minh Mạng đã nói: “Thực là quan yếu cho quốc kế biên trù”, “Đào con sông ấy để trọn công trước, thực là lợi ức muôn năm vô cùng về sau”.
Uốn lượn mềm mại như dải lụa đan cài, kết nối các điểm đến du lịch, những dòng sông trên các miền đất nước không chỉ là tuyến giao thông giúp vận chuyển hành khách, hàng hóa, mà còn ôm chứa trong mình không ít câu chuyện truyền cảm hứng, những trầm tích văn hóa lịch sử gắn liền cảnh quan đôi bờ. Đây là kho báu có thể khai thác của loại hình du lịch đường sông Việt Nam, tạo sức hút độc đáo qua những trải nghiệm sông nước thú vị, giàu bản sắc.
Nếu có dịp về mấy nẻo đường quê miền Tây bằng xe hơi, người ngồi trên xe sẽ rất “bứt rứt”, bởi phải vượt qua đủ mọi chướng ngại trên đường. Mà chướng ngại phổ biến nhất là “chợ di động”, có khi cồng kềnh, cao gấp đôi chiếc xe 5 chỗ. Trên mỗi “chợ” ấy, dường như chất đầy phận đời mưu sinh của cả hộ gia đình…
Đến thăm lớp truyền dạy kỹ thuật khắc chữ trên kinh lá buông của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer tại chùa Mỹ Á (phường Núi Voi, TX. Tịnh Biên), tôi càng hiểu rõ hơn sự khéo léo, kỳ công của người xưa khi tạo tác nên những bộ kinh tồn tại hàng trăm năm.
Mờ sáng, ven tuyến kênh Mặc Cần Dưng (huyện Châu Thành), hàng trăm ghe, xuồng cập bến cân ốc cho chủ vựa, tạo không khí sôi động làng quê mùa nước nổi. Nhờ sản vật “trời ban” trên đồng lũ, bà con có thu nhập ổn định, không phải “ly hương” lên phố tìm việc làm bấp bênh.
Về xã Tân Lợi (TX. Tịnh Biên) hỏi thăm ông Lê Thanh Long hầu như ai cũng biết. Với người dân Tân Lợi, ông Long là điển hình cho ý chí vươn lên làm giàu từ vùng đất khó, tích cực khi tham gia hoạt động xã hội - từ thiện tại địa phương.
Sau khi bị Pháp xâm chiếm: Việt Nam bị xóa tên trên bản đồ thế giới, thay vào đó là bốn chữ “Đông Dương thuộc Pháp”. Từ đó, đồng bào ta bị khinh miệt, bị gọi là “lũ Annamít dơ bẩn” và còn bị áp bức, bóc lột rất tàn tệ: “Cha trốn ra Hòn Gai cuốc mỏ / Anh chạy vào Đất Đỏ làm phu / Bán thân đổi mấy đồng xu / Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng!” (Tố Hữu). Cách mạng Tháng Tám thắng lợi đã lật đổ nền quân chủ, đánh tan xiềng xích thực dân, giành chính quyền về tay Nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết: “Đó là một cuộc thay đổi cực kỳ to lớn trong lịch sử của nước ta”.